Các nhà thiên văn phát hiện hệ mặt trời thứ hai




Hình minh họa: Phải chăng là anh em sinh đôi? Bức tranh thể hiện một sự so sánh giữa hệ KOI- 351 và hệ mặt trời của chúng ta. Các quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta được thể hiện là màu xanh, của KOI- 351 là màu đỏ.

Bảy hành tinh quay quanh một ngôi sao. Các nhà khoa học đã phát hiện một hệ thống hành tinh lớn nhất từ trước tới nay trong vũ trụ. Tính tương đồng với hệ mặt trời của chúng ta là rất cao.

– Cứ mỗi chủ nhật cha tôi lại kể cho nghe về 9 hành tinh của chúng ta. Định đề này chỉ hợp lý cho đến tháng 8 năm 2006, khi mà liên minh các nhà thiên văn quốc tế quyết định xếp sao Diêm Vương (Pluto) thành tiểu hành tinh. Từ đó hệ mặt trời của chúng ta chỉ còn 8 hành tinh. Tuy vậy trước sau chúng ta vẫn là thành viên dẫn đầu trong vũ trụ mà ta biết đến – Nhưng không, quan niệm này sắp tới sẽ bị thay đổi.

Các nhà vật lý thiên văn thuộc trung tâm hàng không và vũ trụ Đức (DLR) đã phát hiện một hệ thống gồm 7 hành tinh: Một chòm sao rộng lớn nhất quanh một ngôi sao khác. Cho tới nay người ta mới phát hiện được một hệ thống với 6 hành tinh đi theo tháp tùng. Bởi vì 7 hành tinh được định vị giống như tám hành tinh của chúng ta, cho nên các nhà nghiên cứu gọi đó là „hệ mặt trời thứ hai“.

Trung tâm của hệ là sao KOI-351, ở cách xa quả đất chúng ta tròn 2500 năm ánh sáng. KOI, trong sứ mệnh quan sát vũ trụ Nasa với ống kính phóng đại Kepler từ năm 2009 đến 2013, được coi là đối tượng trong các hành tinh ngoại.

Ba thành viên tùy tùng cho KOI đã được phát hiện trong những năm qua. Bây giờ thì Juan Cabrera và đồng nghiệp của ông ở viện hàng không và vũ trụ Berlin nghiên cứu về hành tinh lại phát hiện thêm 4 hành tinh khác nữa, như họ công bố trên tạp chí chuyên ngành „Astrophysical Journal“ (Tạp chí vật lý thiên văn).

"Trùng hợp với quê hương vũ trụ của chúng ta“

Hệ thống KOI- 351 có những tương đồng lớn với hệ mặt trời của chúng ta - chỉ nhỏ hơn. Hành tinh ngoài cùng cách sao trung tâm KOI- 351 tròn 150 triệu Km - gần như bằng khoảng cách giữa quả đất và mặt trời. Ba hành tinh nằm ngoài nhất có chu kỳ quay là 331, 211 và 60 ngày. Những hành tinh mới phát hiện ở các quỹ đạo phía trong có chu kỳ là 125, 92, 9 và 7 ngày.

„Không có hệ thống hành tinh nào khác có sự trùng hợp như vậy với hình dạng cấu trúc của quê hương vũ trụ chúng ta như KOI-351“, nhà nghiên cứu hàng không vũ trụ Đức Juan Cabrea phát biểu. „ Y hệt hệ mặt trời chúng ta, các hành tinh trên các quỹ đạo phía trong là hành tinh đá có khối lượng giống quả đất, còn các hành tinh trên các quỹ đạo ngoài là hành tinh ở thể khí như sao mộc (Jupiter) và sao thổ (Saturn)“.

Tuy nhiên những hiểu biết về KOI-351 và các tháp tùng của nó còn hạn hữu: „ Về khối lượng của các hành tinh chúng tôi chưa biết được, bởi vì hệ thống phức tạp“, Nữ nghiên cứu DLR Heike Rauer phát biểu. Nữ khoa học gia cho rằng, trong thời gian tới sẽ có những phát hiện mới về các hệ hành tinh trong các dữ liệu của ống kính phóng đại Kepler, nhưng hiện tại vì hỏng hóc kỹ thuật không còn sử dụng cho việc quan sát hành tinh được nữa.

Tuy rằng những tương đồng với hệ mặt trời chúng ta là lớn, nhưng khác biệt cũng không nhỏ: Các quỹ đạo hành tinh xoay quanh KOI-351 nằm rất gần nhau, cho nên các hành tinh trong khi di chuyển có nhiều ảnh hưởng với nhau.

Các nhà vật lý thiên văn quan sát tính cộng hưởng giữa các hành tinh. Chu kỳ quay của hai hành tinh trong tương quan khoảng 4-5. „Điều đó có nghĩa là, các hành tinh trong lúc di chuyển cứ gặp nhau ở cùng vị trí“, bà Rauer giải thích. Những quỹ đạo như vậy là rất bền vững.

„ Hệ thống này chắc phải trải qua một quá khứ vận động mạnh“ bà phỏng đoán. Những quỹ đạo ban đầu có thể bền vững, trong quá trình tiến triển về thời gian nó tiếp tục thay đổi, cho tới lúc đạt tới sự cộng hưởng. Người ta chưa biết chính xác về tiến triển đó, tuy nhiên có thể khảo sát từ việc tính bằng mô hình hóa vi tính.

Những sự cộng hưởng như vậy không có trên hệ mặt trời chúng ta, bởi vì khoảng cách giữa chúng quá lớn. Bởi thế lực hấp dẫn với nhau không gây ảnh hưởng tới quỹ đạo di chuyển.

Một câu hỏi tiếp theo là việc bố trí các hành tinh bên KOI -351. Các hành tinh khí lớn nằm ngoài cùng, trong lúc các hành tinh nhỏ nằm vị trí phía trong. Như vậy là hợp theo lý thuyết của các nhà vật lý thiên văn. Nhưng hệ thống mặt trời của chúng ta thì các tương quan lại hoàn toàn khác. Sao mộc di chuyển phía trong nhất lại lớn hơn sao thổ (Saturn). „Trường hợp nào là bình thường? Nhà nghiên cứu Rauer hỏi. „Và trường hợp nào là không?“.

Câu hỏi này các nhà vật lý thiên văn chỉ có thể trả lời khi họ phát hiện được và khảo sát các hệ hành tinh lớn tiếp theo. Hiện tại đã phát hiện trên 1000 hành tinh ngoại (Exoplaneten). Theo trình độ hiện tại thì những hành tinh này là tháp tùng duy nhất của một ngôi sao.

HOLGER DAMBECK
Bản dịch có rút ngắn của Thái Bá Hồng

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ



TRAO ĐỔI CÙNG BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
0 Comments

Không có nhận xét nào:

Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Google Suy nghiệm Diễn đàn

Bài đăng mới nhất