Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn?

Những năm gần đây một số chuyên gia và tổ chức nước ngoài có đưa ra nhận xét so sánh về mức độ, trình độ phát triển của các quốc gia có tăng trưởng nhưng có nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn.




Tôi tóm lược, đưa ra những tiêu chí chính dễ so sánh để Bạn tự định vị mức độ phát triển hay tụt hậu của XH mà Bạn quan tâm :

Sự tụt hậu của một Quốc gia được đánh giá bằng (xem xét trên cơ sở những quyền Dân Sinh được Liên hợp quốc thừa nhận):

1. Số danh mục giá trị văn minh tích lũy được của xã hội mà người dân mỗi nước được hưởng một cách phổ cập so với nước khác.

2. Tỷ lệ % trong giá trị tăng trưởng tuyệt đối mà mọi quốc gia sử dụng vào mục tiêu phát triển Dân Sinh như thế nào.

3. Bao nhiêu % Dân số có quyền Dân Sinh được đảm bảo trên thực tế ở mức độ nào trong thang bậc văn minh Nhân loại.

4. Khoảng cách thời gian dự kiến đạt được mức bình quân tiêu chuẩn quốc tế trên đầu người về những giá trị phúc lợi Dân Sinh.

5. Một cam kết cùng loại với toàn xã hội mà Chính phủ nước này phải mất bao nhiêu thời gian so với chính phủ nước khác.

6. Bao nhiêu năm nữa một Quốc gia mới đạt được mục tiêu Dân Sinh cao nhất mà Quốc gia khác đã đạt được.

Để chống nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn ( đặc biệt đối với các nước nhỏ yếu đang phát triển ) cần:

1. Vấn đề cơ bản là Tầm nhìn, ý chí và tính lương thiện của Giới Lãnh đạo có năng lực tư duy đúng, trước thời gian và khả năng vận hành nền Hành pháp chính trực , hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao / bền vững / tối thiểu hậu quả xấu cho Tương lai.

2. Nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần Dân tộc có nguyên khí, hào khí, chí khí thông qua giáo dục tiến bộ, khai phóng tư tưởng văn minh, hướng vào các hoạt động nghiên cứu, văn hóa, thể thao, phong trào kiến quốc.

3. Mạnh dạn mở cửa toàn diện hướng tới hội nhập văn minh, qua đó tìm cơ hội hoàn thiện Thể chế Dân chủ, tập hợp định hướng và thúc đẩy toàn bộ nội lực đất nước, có thể liên minh, nhận được ủng hộ, tham gia của các lực lượng Quốc tế gia tăng hỗ trợ giải quyết các vấn đề Quốc nội và gia cường vai trò Quốc tế.

4. Tinh hoa của mọi giới, đại diện của các tầng lớp xã hội dẹp bỏ mưu cầu vị kỷ, lợi ích riêng vụn vặt mang tính phe nhóm, đặt lợi ích Quốc Gia tối thượng, thực sự gương mẫu làm tấm gương về giá trị xã hội, cùng nhau hun luyện nên được Giá trị cốt lõi của Quốc Gia để phản tỉnh và nuôi dưỡng Danh dự, Tự hào, Tự cường của mỗi công dân.

5. Xã hội hóa sự điều hành Quốc gia, tạo khả năng để đại biểu Nhân dân, các Tổ chức Quốc tế tiến bộ ‘tham chính’ tích cực vào hoạch định, giải pháp và kiến quốc. Hơn thế trở thành một ‘đối tác’ quan trọng, một ‘thế lực’ phải tính đến đặc biệt trợ giúp đắc lực Giới Lãnh Đạo đất nước trong hoàn cảnh cần đương đầu với những vấn đề đa phương quốc tế.

Lưu ý thêm: Khi chính Nội lực, nguồn lực bên trong sử dụng không hiệu quả, lãng phí, lộn xộn, mà đi nhờ vả, vay mượn bên ngoài thì Tương lai quốc gia đó chỉ gánh nặng thêm những Của Nợ mà thôi, càng ngày càng hèn kém đi.


Nguyễn Tất Thịnh
Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia 
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ



TRAO ĐỔI CÙNG BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
0 Comments

Không có nhận xét nào:

Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Google Suy nghiệm Diễn đàn

Bài đăng mới nhất